---o0o---
Chú thích
- S: nguyên tác tiếng Sanskrit của mục từ dạng La-tinh hóa
- P: nguyên tác tiếng Pàli của mục từ dạng La-tinh hóa
- A: tiếng Anh
- H: tiếng Hán
- Ph: tiếng Pháp
- T: tên mục từ bằng tiếng Tây Tạng dạng La-tinh hóa.
- Hâ: các hình thức phiên âm tiếng Việt khác nhau của một mục từ.
- Hd: các hình thức dịch nghĩa khác nhau của một mục từ.
- Td: tân dịch.
- Cd: cựu dịch.
- Đl: đối lại
- x: xem
- Đn: đồng nghĩa.
- Vd: ví dụ
- Gđ: cách gọi đầy đủ của một mục từ.
- Gt: cách gọi giản lược hay vắn tắt của một mục từ.
- Cg: hình thức đồng nghĩa hay tên gọi khác của một mục từ.
- Tên khoa học: tên gọi theo khoa học của một mục từ.
- k. ng.: khẩu ngữ
- X.: xem.
- CĐTĐL: Cảnh Đức Truyền Đăng lục
- CTTNL: Cổ tôn túc ngữ lục
- ĐQMT: Đại quang minh tạng
- DTNL: Duy Tắc ngữ lục
- GTPĐL: Gia Thái Phổ Đăng lục
- HĐNL: Hư Đường ngữ lục
- HSLNMDT: Hám Sơn Lão Nhân Mộng Du tập
- KTTQTĐL: Kiến trung tịnh quốc tục đăng lục
- LĐHY: Liên Đăng Hội Yếu
- LSPGĐT: Lịch Sử Phật Giáo Đàng Trong
- MANL: Mật Am ngữ lục
- MBTL: Minh Bản Tạp lục
- MGNL: Minh Giác ngữ lục
- NĐHN: Ngũ Đăng Hội Nguyên
- NGCTT: Ngũ Gia Chính Tông Tán
- NHQL: Nguyên Hiền quảng lục
- NLNL: Nguyên Lai ngữ lục
- NTNL: Như Tịnh ngữ lục
- PDNL: Pháp Diễn ngữ lục
- PDNL: Phần Dương ngữ lục
- PKNL: Phạm Kỳ ngữ lục
- PQĐTĐ: Phật Quang Đại Từ Điển
- TBCTT: Tăng Bảo Chính Tục truyện
- TLTBT: Thiền Lâm Tăng Bảo truyện.
- ThQST: Thiền Quan Sách Tiến
- TĐT: Tổ Đường tập
- TCTT: Tống Cao Tăng truyện
- TTĐL: Tục Truyền Đăng lục
- ThMMBTSTL: Thiên Mục Minh Bản Thiền sư tạp lục
- VHVNTH 1989-1995: Văn hóa Việt Nam Tổng Hợp 1989-1995

---o0o---
Danh Từ Phật Học: Lục Quần Tỳ Kheo
----------------------------- Tam Tạng Pháp Số - Cs Lê Hồng Sơn -----------------------------
● 六群比丘 (Thập Trụ Tỳ Bà Sa Luận)
Tiếng Phạn là Tỳ Kheo, tiếng Hoa là Khất Sĩ. Vì các Tỳ Kheo này, khi Phật còn tại thế, tụ tập thành một nhóm, làm những việc trái với oai nghi; nên gọi là lục quần Tỳ Kheo (nhóm sáu Tỳ Kheo).
Một, Xiển Đà. Hay gọi là Xiển na thuộc dòng họ Thích , tức là Xa Nặc.
Hai, Ca Lưu Đà Di. Tiếng Hoa là Thô sắc, vì hình dung kệch cởm và đen đúa, thuộc dòng Bà La Môn. Hai người này, tánh nhiều tham lam và ngu si, không nghe lời người khác, ở xóm Ca Thi Hắc Sơn, làm các việc sai với oai nghi. Lúc ấy, các Ưu Bà Tắc ở thôn Hắc Sơn đến thưa Phật rằng: sáu vị Tỳ Kheo ở thôn kia, làm những việc phi pháp. Phật sai A Nan cùng sáu vị Tỳ Kheo đến đó, làm phép yết ma trục xuất khỏi tăng đoàn. Có hai người trong đám, biết việc ấy, liền đi ra ngoài cách thôn Hắc Sơn một Do Tuần, đón tiếp Ngài A Nan và cầu xin Sám Hối: Tôi đã làm điều không tốt, từ nay về sau, không dám phạm nữa; liền cùng Ngài A Nan trở về chỗ Phật. Về sau, Ca Lưu Đà Di, do vào gia đình Bà La Môn nói pháp, bị cướp giết chết.
Ba, Tam Văn Đà Đạt Đa, còn gọi là Nan Đà.
Bốn, Ma Dục Sa Đạt Đa, còn gọi là Bạt Nan Đà. Tiếng Phạn là Tam Văn Đà Đạt Đa, Ma Dục Sa Đạt Đa; hai người này thuộc dòng họ Thích, tánh nhiều ngu si, không chịu nghe lời người khác, ở thôn Hắc Sơn, làm những việc trái với oai nghi; nghe Phật sai Ngài A Nan đến làm phép yết ma trục xuất. Hai ông liền ra đi đến thôn Vương đạo. Sau Tam Văn Đà Đạt Đa dùng heo cúng tổ tiên, cầu được sanh lên trời.
Năm, Mã Sư, còn gọi là Mã Túc.
Sáu, Mãn túc. Mã Sư tánh nhiều ngu si. Mãn túc tánh nhiều nóng nảy. Hai người này, gốc nông dân, cũng thuộc dòng họ Thích, cùng bàn tính là chúng ta làm ruộng cực khổ, hãy cùng nhau xuất gia, ở cùng tăng đoàn, y phục, ăn uống không lo; liền toan tính, chọn ai đến xuất gia. Hai ông đến chỗ Ngài Xá Lợi Phất và Mục Kiền Liên, cầu xin xuất gia. Đã xuất gia rồi, ở thôn Kê Trá Sơn, hai ông không chịu nghe lời người khác, làm các việc trái với oai nghi. ở trong sáu Tỳ Kheo này, hai ông là người cầm đầu. Về sau, hai người nhiều ngu si, sân hận, đọa vào trong loài rồng.
(Tiếng Phạn là Xá Lợi Phất, tiếng Hoa là Thân Tử. Tiếng Phạn là Mục Kiền Liên, tiếng Hoa là Thái Thúc Thị, đều là đệ tử của Phật)
Gõ Cửa Thiền – Tách Trà     Giờ Lâm Chung Của Alexander Đại Đế     Thuốc Và Trái cây – Thương Gia     Người lữ khách bước đi xiêu vẹo nơi đồng hoang và ẩn ý của Phật Thích Ca Mâu Ni     Thầy Giáo Ðạo     Có nên tụng Kinh Kim Cang Bát Nhã không?     Hòa Thượng Thích Phổ Huệ (1870-1931)     Quán xác chết trương sình     Ngồi Trước Một Bức Tường Trong Chín Năm Trời Thời Có Đạt Được Gì Không     Kỵ Tuổi Xung Khắc     




















































Pháp Ngữ
Khi học trò đã sẵn sàng thì thầy giáo sẽ xuất hiện


Tháng Năm  

 



Đăng nhập


Playist


Bạn cần đăng nhập

Tu sĩ Việt Nam



Tu sĩ Quốc Tế


Album mới






Chuyên trang này được lập ra và hoạt động theo tinh thần Pháp Thí .
Tất cả các Kinh/Sách Phật Học trên trang này được sưu tầm từ các website Phật Giáo nên Ban Quản Trị có thể thiếu xót về mặt tác quyền đối với một số sách Phật Học .
Nếu quý Phật Tử / Tổ chức nào đang nắm tác quyền của các tác phẩm trên xin vui lòng Thông báo cho Ban Quản Trị biết, chúng tôi sẽ trao đổi trực tiếp để có thể có được bản quyền hợp lệ đối với các Sách Phật Học đó.
Ban Quản Trị trân trọng cám ơn.


Website có tất cả 78,946 pháp âm và 7,152 album thuộc tất cả các thể loại.
Có tổng cộng 138,925 lượt nghe.
Tổng số tu sĩ trong website 287, gồm cả tu sĩ trong nước và cả quốc tế.
Hiện đang có 1,332 thành viên đã đăng ký. Chào mừng thành viên mới nhất Minh Đức Phạm
Lượt truy cập 36,745,708